Đường Hoa Nguyễn Huệ - Một Trong Những Biểu Tượng Của Sài Gòn Mỗi Độ Xuân Về
ĐƯỜNG HOA NGUYỄN HUỆ - MỘT TRONG NHỮNG BIỂU TƯỢNG CỦA SÀI GÒN MỖI ĐỘ XUÂN VỀ
Dấu ấn văn hóa của Sài Gòn không thể không kể đến “Đường hoa Nguyễn Huệ - Một trong những biểu tượng của Sài Gòn mỗi độ Xuân về”. Không chỉ đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của người dân, du khách mà đường hoa Nguyễn Huệ còn mang lại giá trị to lớn về mặt tinh thần cho những người con Sài Thành. Cùng Hoàng Kim Landscape khám phá những nét văn hóa, lịch sử và đặc trưng của biểu tượng truyền thống đặc sắc này trong bài viết dưới đây.
Đường hoa Nguyễn Huệ - Một trong những biểu tượng của Sài Gòn mỗi độ Xuân về
I- LỊCH SỬ- NÉT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐẶC SẮC
Đường hoa Nguyễn Huệ được coi là một biểu tượng đầy ý nghĩa, chứng kiến biết bao thăng trầm của xã hội, con người Sài Gòn từ rất lâu. Với dấu ấn lịch sử đáng nhớ, Đường hoa Nguyễn Huệ chính là nét văn hóa truyền thống đặc sắc với nhiều dấu mốc quan trọng.
Đại lộ Nguyễn Huệ trước năm 1887 chính là kênh đào Charner, nối liền với sông Sài Gòn. Sau thời gian thực dân Pháp đô hộ, kênh đào được lắp lại và hình thành Đại lộ Charner nổi tiếng. Đại lộ Charner nối liên một đầu là Dinh Đốc Lý (Ủy ban Nhân dân Thành phố hiện tại) và đầu kia là bờ sông Sài Gòn (Bạch Đằng hiện tại).
Đại lộ Nguyễn Huệ trước năm 1887
Thời điểm bấy giờ, khu vực Đại lộ Charner trở nên đông đúc, náo nhiệt khi hoa từ khắp nơi trên những con thuyền về tập kết mỗi độ Tết đến, Xuân về. Trở thành nơi mua bán tấp nập cây cảnh, hoa Tết nên nơi đây còn được gọi là Chợ Tết Nguyễn Huệ. Sau nhiều biến cố lịch sử, khu chợ Tết đã đổi tên thành Đường Hoa Nguyễn Huệ và trở thành nét văn hóa đậm đà của những người con Sài Thành.
Kênh đào Charner, nối liền với sông Sài Gòn.
Hình ảnh kênh Charner được lấp thành đường Nguyễn Huệ
Tuy nhiên, việc mua bán hoa Tết tại Đường hoa Nguyễn Huệ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ về an ninh, trật tự và an toàn giao thông khu vực nên Thành phố đã quyết định không tổ chức chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ. Khu chợ hoa Tết đã sau đó đã được quy hoạch sang chợ hoa ở công viên 23/9 trong một thời gian tương đối dài. Đây có lẽ là điều đáng tiếc trong lịch sự hình thành và phát triển của Đường hoa Nguyễn Huệ lúc bấy giờ.
Khu chợ hoa Tết đã sau đó đã được quy hoạch sang chợ hoa ở công viên 23/9
Người dân vẫn có thể tham quan và mua bán hoa Tết tại chợ hoa công viên 23/9 nhưng đâu đó vẫn không mang dấu ấn truyền thống rõ rệt như chợ hoa Nguyễn Huệ. Người dân không cảm nhận được hết nét đẹp văn hóa như “chốn cũ” đã ghi dấu trong suốt nhiều năm qua. Những dự định và ấp ủ gây dựng lại Chợ hoa Nguyễn Huệ đã được đưa ra bình luận và có khá nhiều tranh cãi trái chiều.
Sau nhiều cuộc họp, Đường hoa Nguyễn Huệ chính thức lần đầu tiên xuất hiện trở lại vào Tết Nguyên Đán năm 2004, có tên gọi là Chợ hoa Nguyễn Huệ trước sự đón nhận nồng nhiệt của người dân địa phương. Ủy ban Thành phố Hồ Chí Minh quyết định chọn đường Nguyễn Huệ là bởi đây được coi là con đường đẹp nhất, nằm ở phường Bến Nghé, Quận 1. Đây cũng là nơi lưu dấu những nét văn hóa cũ và trở thành biểu tượng văn hóa trong lòng người dân trong hơn 50 năm qua.
Đường hoa Nguyễn Huệ chính thức lần đầu tiên xuất hiện trở lại vào Tết Nguyên Đán năm 2004
Con đường Nguyễn Huệ nằm trải dài từ trước trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố và tượng đài Hồ Chí Minh đến Bạch Đằng dài hơn 700m. Đường hoa Nguyễn Huệ như một làn gió mới mang lại “sắc xuân” cho chốn thị đông đúc, ồn ào của các dãy nhà cao tầng, khu trung tâm thương mại. Và bất giác từ khi đó, chợ hoa trở thành một chốn thưởng ngoại đặc sắc của người dân cũng như du khách mọi nơi đến thăm. Ghé thăm Sài Gòn vào dịp Tết mọi người đều sẽ không bỏ lỡ một điểm tham quan, du xuân đặc sắc chính là Đường hoa Nguyễn Huệ.
Đường hoa Nguyễn Huệ như một làn gió mới mang lại “sắc xuân” cho chốn thị đông đúc
Thông thường, Đường hoa Nguyễn Huệ sẽ tổ chức từ ngày 28 tháng Chạp đến mùng 5 tháng Giêng (Âm lịch). Vào những ngày này, có rất nhiều triển lãm và lễ hội Xuân diễn ra song song vô cùng náo nhiệt càng làm cho không khí tại đây trở nên nhộn nhịp và háo hức hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, khâu đảm bảo trật tự và an toàn cho người tham quan cũng được tổ chức chặt chẽ, mang đến một không khí Xuân vui tươi và an toàn.
Đối với mỗi người dân Thành phố Hồ Chí Minh, đường hoa trở thành nét văn hóa truyền thống đặc sắc tự bao giờ. Cứ đến khoảng độ ngày 20 tháng Chạp thì người dân địa phương đã hào hứng chờ đón cung Đường hoa Nguyễn Huệ. Dù bận rộn đến đâu, họ vẫn dành thời gian cùng gia đình, bạn bè ghé chơi chợ hoa đón không khí Tết đang cận kề. Họ kể cho nhau nghe về một năm cũ đã qua và hứa hẹn cùng nhau về một năm mới sắp đến tài lộc, sức khỏe và thành công.
Đường hoa trở thành nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân Việt Nam
Có thể nói rằng, việc khôi phục Đường hoa Nguyễn Huệ là một điều vô cùng đáng quý, đặc biệt với những người mang đầy hoài niệm về một nơi lưu dấu biết bao thăng trầm của Sài Gòn. Trải qua rất nhiều năm lịch sử, cho đến ngày nay Đường hoa Nguyễn Huệ vẫn giữ được vẻ đẹp và sức hút riêng, là nơi tham quan và du xuân không thể thiếu đối với địa phương và khách du lịch trong nước và quốc tế.
II- ĐƯỜNG HOA NGUYỄN HUỆ NGÀY NAY
Hơn 20 năm kể từ ngày Đường hoa Nguyễn Huệ được khôi phục lại, đường hoa vẫn mang trọn vẹn những bản sắc, nét đẹp truyền thống của mùa Xuân Sài Gòn. Đường hoa Nguyễn Huệ trở thành nơi chuyển tải tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của người dân mỗi dịp Tết đến Xuân về. Mọi người thể hiện sự vững tin vào tương lai tươi sáng và sự phát triển thịnh vượng của thành phố, dân tộc.
Hình ảnh Đường hoa Nguyễn Huệ vẫn mang trọn vẹn những bản sắc, nét đẹp truyền thống của mùa Xuân Sài Gòn
Bên cạnh đó, Đường hoa Nguyễn Huệ chính là nơi gặp gỡ, du xuân cho người dân địa phương và du khách, mang lại niềm vui và giải trí vô cùng ý nghĩa. Vào thời gian rảnh rỗi, nhà nhà háo hức cùng nhau thăm thú đường hoa với sự vui vẻ, phấn chấn. Đây cũng chính là một nét truyền thống, thói quen của người dân vào mỗi mùa Xuân mới. Khung cảnh đường hoa Xuân với tấp nập người qua lại mang đến không khí rộn ràng, vui vẻ và tròn đầy.
Khung cảnh đường hoa Xuân với tấp nập người qua lại mang đến không khí rộn ràng, vui vẻ và tròn đầy.
Mọi người hẹn hò nhau tại Đường hoa Nguyễn Huệ với câu chuyện, câu trò của những ngày năm cũ và mong ước và hứa hẹn về những sự thịnh vượng, an lành cho năm mới tiếp theo. Chắc hẳn đây không chỉ là nơi tham quan thông thường mà còn là sự thân thuộc không thể thiếu trong lòng mỗi người, đặc biệt với người dân địa phương.
Qua mỗi năm, Thành phố có sự thay đổi và chuyển mình phù hợp theo xu hướng phát triển của xã hội nhưng nét Tết truyền thống vẫn được lưu giữ đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là một địa điểm văn hóa giúp cho người dân luôn cảm thấy hào hứng và hạnh phúc mỗi dịp Tết đến.
Nét Tết truyền thống vẫn được lưu giữ đậm đà bản sắc dân tộc
Đặc biệt, đây cũng là một niềm tự hào khôn xiết về truyền thống, văn hóa tết cổ truyền Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Họ tự hào và khoe với những người bạn trên Thế Giới về sự có mặt của Đường hoa Nguyễn Huệ và dấu ấn không phai về một cái Tết ấm no, hạnh phúc.
Đường hoa Nguyễn Huệ và dấu ấn không phai về một cái Tết ấm no, hạnh phúc.
Đường hoa Nguyễn Huệ luôn luôn chào đón người dân du ngoạn với phương châm an toàn, tiết kiệm mà đảm bảo nét văn hóa đậm đà. Sự phối hợp chỉnh chu từ các Sở ban ngành giúp cho không khí Tết tại đây luôn có dấu ấn riêng cũng như đảm bảo trật tự, an toàn.
Sự phối hợp chỉnh chu giúp cho không khí Tết tại đây luôn có dấu ấn riêng cũng như đảm bảo trật tự, an toàn.
Du khách quốc tế ghé thăm cũng cảm thấy vô cùng ấn tượng về quy mô của Đường hoa Nguyễn Huệ. Số lượng du khách ghé thăm đường hoa vô cùng đông, đặc biệt là vào các ngày 27,28, 29 tháng Chạp, cho thấy được sức hút rất lớn của chợ hoa.
Hình ảnh Đường hoa Nguyễn Huệ lung linh sắc màu về đêm
Sau 2 năm Đại dịch, người dân quay trở lại nếp sống sinh hoạt và làm việc bình thường chắc chắn sẽ hứa hẹn một Đường hoa Nguyễn Huệ 2023 ấn tượng, đặc sắc và thú vị. Một sự chờ đón về một cái Tết mới ấm no, sum vầy sau thời gian khó khăn, vất vả vừa qua cả về kinh tế và tinh thần.
III- NHỮNG ĐẶC TRƯNG KHÔNG THỂ THIẾU TRONG ĐƯỜNG HOA NGUYỄN HUỆ
Hoa - Tiêu điểm nổi bật nhất Đường hoa Nguyễn Huệ
Đặc trưng nhất của Đường hoa Nguyễn Huệ đó chính là các loài hoa như hoa mai, cúc vạn thọ, đồng tiền,... Chúng không chỉ giúp tô điểm lên một không gian tràn ngập hương thơm, đẹp mắt mà còn là giá trị tinh thần vô cùng to lớn. Bởi hoa vốn là biểu tượng của mùa xuân, sự tươi mới và thịnh vượng. Chúng là điểm nhấn không thể thiếu trong mỗi độ Tết đến của người Việt.
Những bông hoa giúp tô điểm lên một không gian tràn ngập hương thơm, đẹp mắt
Đặc biệt là dàn hoa mai - Biểu tượng Tết của phương Nam mà không nơi nào có được. Những cây hoa mai kiêu hãnh trong ánh nắng chan hòa, sắc vàng rực rỡ biểu trưng cho sự may mắn, tài lộc, thịnh vượng. Chúng vô cùng đẹp mắt mang đến một không gian truyền thống mà cũng không kém phần đặc sắc. Và chắc chắn một điều rằng, người ta thấy hoa mai là thấy Tết, thấy được không khí sum vầy đang cận kề năm cũ.
Dàn hoa mai - Biểu tượng Tết của phương Nam mà không nơi nào có được
Một loài hoa không thể thiếu trong ngày Tết đó chính là cúc vạn thọ. Bởi, cúc vạn thọ được coi là hoa chúa xuân, không chỉ là đặc trưng của mùa xuân mà nó còn mang giá trị tâm linh, đậm đà bản sắc dân tộc. Hoa cúc vạn thọ được biết đến như biểu tượng của những điều tốt đẹp, cát tường, một sức sống trường thọ, phúc lộc đầy nhà nên được người dân yêu thích và lựa chọn cho ngày Tết.
Hoa cúc vạn thọ được biết đến như biểu tượng của những điều tốt đẹp, cát tường
Bên cạnh những loài hoa mang ý nghĩa cho một năm mới phát tài, phát lộc thì không thể không nhắc đến ý nghĩa của sắc hoa đồng tiền. Bởi, hoa đồng tiền mang rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp và quan trọng nhất là biểu trưng cho sự hạnh phúc, tròn đầy.
Hình ảnh hoa đồng tiền biểu trưng cho sự hạnh phúc, tròn đầy.
Chính vì vậy, trong bức tranh Đường hoa Nguyễn Huệ không thể thiếu được những cây, những hoa mang biểu trưng của ngày Tết cổ truyền. Một nét Tết rất riêng và đậm chất truyền thống để lại dấu ấn đáng nhớ trong lòng người dân cũng như du khách gần xa. Bên cạnh đó, đường hoa còn có nhiều loại cây khác được bố trí hết sức tinh tế.
Hình ảnh biểu tượng linh vật của năm
Nét đặc trưng đặc biệt của Đường hoa Nguyễn Huệ có lẽ là hình ảnh biểu tượng linh vật của năm, chúng sẽ có sự đổi mới tùy thuộc vào các năm. Đây cũng là điểm thu hút sự quan tâm từ người dân rất lớn, họ háo hức và mong chờ những biểu tượng linh vật đặc sắc. Cùng nhìn lại những linh vật trong một số năm được trang trí tại Đường hoa.
Năm 2014, Đường hoa Nguyễn Huệ nổi bật bởi hình ảnh đàn ngựa đang tung vó kéo cỗ xe hoa đồng hồ. Thông điệp gửi gắm vô cùng ý nghĩa với đàn ngựa đang chạy đua vượt thời gian mong muốn một năm mới phấn đấu, phát triển và nỗ lực để đạt nhiều thành công mới.
Linh vật biểu tượng năm 2014 là đàn ngựa đang tung vó kéo cỗ xe hoa đồng hồ
Năm 2015, hình ảnh dê núi Ninh Bình đã được khắc họa sinh động và chân thực trên cung Đường hoa Nguyễn Huệ. Người dân địa phương cũng như du khách bốn phương cảm thấy thích thú và có những ấn tượng khó quên.
Linh vật biểu tượng năm 2015 là hình ảnh dê núi Ninh Bình đã được khắc họa sinh động
Năm 2016, không gian Đường hoa Nguyễn Huệ trở nên nổi bật với linh vật đàn khỉ khổng lồ. Sự sáng tạo và khéo léo của nghệ nhân đã giúp cho linh vật trông độc đáo và mới lạ. Biểu tượng với ý nghĩa một năm mới đoàn tụ, sum vầy và thịnh vượng.
Năm 2016, không gian Đường hoa Nguyễn Huệ trở nên nổi bật với linh vật đàn khỉ khổng lồ
Năm 2017, linh vật đường hoa Đinh Dậu là một đàn gà có cặp gà bố mẹ và 16 gà con. Sự phối màu theo ý tưởng tranh Đông Hồ mang nét truyền thống và hồn dân tộc vô cùng đặc sắc. Với ý nghĩa một năm mới gắn kết, sung túc mọi nhà và hạnh phúc tròn đầy.
Năm 2017, linh vật đường hoa Đinh Dậu là một đàn gà có cặp gà bố mẹ và 16 gà con
Năm 2018, Đường hoa Nguyễn Huệ trưng bày linh vật là chó Phú Quốc được kết bằng hoa mới lạ, độc đáo. Mang một khát vọng về sự phát triển, thành công linh vật chó đã để lại dấu ấn rất riêng.
Năm 2018, Đường hoa Nguyễn Huệ trưng bày linh vật là chó Phú Quốc được kết bằng hoa mới lạ, độc đáo
Năm 2019, hình ảnh những chú heo ngộ nghĩnh, đáng yêu tạo ra một địa điểm vui chơi, du xuân được người dân yêu thích. Gam màu chủ đạo là sắc vàng, đỏ hứa hẹn một năm mới an khang, thịnh vượng.
Năm 2019, hình ảnh những chú heo ngộ nghĩnh, đáng yêu tạo ra một địa điểm vui chơi, du xuân được người dân yêu thích
Năm 2020, Đường hoa Nguyễn Huệ đưa ra ý tưởng linh vật là đàn chuột mang nét rất riêng, tạo điểm nhất cho địa chỉ thưởng ngoạn du xuân thêm phần đặc sắc.
Năm 2020, Đường hoa Nguyễn Huệ đưa ra ý tưởng linh vật là đàn chuột mang nét rất riêng
Năm 2021, khung cảnh Đường hoa Nguyễn Huệ tạo cho du khách một cảm giác thân thuộc, gần gũi và bình dị qua biểu tượng linh vật đàn trâu. Đây cũng là một nét truyền thống và văn hóa lâu đời của những người nông dân Việt.
Năm 2021, hình ảnh đàn trâu mang đậm chất dân dã và đậm nét dân tộc Việt Nam
Năm 2022, biểu tượng linh vật của đường hoa là những chú hổ mang khí chất, sự mạnh mẽ và quyết đoán. Linh vật mang đến ý nghĩa về sự cần cù, sáng tạo và khí chất của toàn bộ dân tộc, hứa hẹn một năm mới đầy thành công.
Năm 2022, biểu tượng linh vật của đường hoa là những chú hổ mang khí chất, sự mạnh mẽ và quyết đoán
Đường hoa Nguyễn Huệ với hình ảnh “Song Hổ tương phùng”
Các vật phẩm trang trí
Đường hoa Nguyễn Huệ trong những ngày Tết không thể thiếu những vật phẩm trang trí như câu đối đỏ, bao lì xì, đồng tiền vàng,… Đây cũng là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam, mang ý nghĩa may mắn và sung túc cho một năm mới thịnh vượng.
Ngày Tết Việt không thể thiếu những câu đối đỏ, mang ý nghĩa rước lộc về nhà, giúp mọi người tránh xa được những điều không tốt. Có rất nhiều câu đối mang những ý nghĩa khác nhau mang đến niềm vui, hồ hởi cho mọi người.
Những câu chúc mang ý nghĩa may mắn và sung túc cho một năm mới thịnh vượng
Phong bao lì xì cũng là một nét văn hóa không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam, không quan trọng ở số tiền mà ý nghĩa nhất ở thiện ý và tấm lòng của người trao. Một biểu tượng của sự may mắn, tài lộc và bình yên mà những người thân yêu gửi gắm cho nhau vào dịp Tết đến.
Một vật trang trí khá ý nghĩa đó là đồng tiền vàng biểu trưng cho sự giàu có, sung túc mọi nhà. Không chỉ đẹp mắt mà những đồng tiền vàng còn mang đến cho mọi người một cảm giác “rất Tết”.
Hình ảnh đồng tiền vàng biểu trưng cho sự giàu có, sung túc mọi nhà.
Nhờ những vật phẩm trên, khung cảnh du xuân trở nên náo nhiệt, hào hứng và tràn đầy không khí Tết. Từ đó giúp cho nhân dân và du khách cảm nhận được rõ nhất không khí Tết cổ truyền Việt, nét đẹp được lưu giữ và phát triển trong suốt nhiều thế kỷ.
Đường hoa Nguyễn Huệ - Mỗi năm một chủ đề ý nghĩa
Mỗi dịp Tết đến, Xuân về thì trong bất kỳ người con đất Việt nào cũng chào đón một năm mới với mong muốn an lành, sức khỏe và tài lộc. Với mục đích mang lại những điểm nhấn cho Đường hoa Nguyễn Huệ, mỗi năm đường hoa sẽ được thiết kế và trang trí theo một chủ đề ý nghĩa.
Chẳng hạn như Đường hoa Nguyễn Huệ 2022 với chủ đề “Xuân quê hương, ấm lòng nhân ái” như một lời tri ân sâu sắc tới toàn bộ nhân dân cả nước. Những người đồng bào đã cùng nhau chung sức, chung lòng vượt qua được Đại dịch CoVid khủng khiếp suốt hai năm qua. Đây cũng là một lời khích lệ kịp thời để người dân có thể ổn định cuộc sống và cùng cả nước phát triển kinh tế, an sinh - xã hội.
Đường hoa Nguyễn Huệ 2022 với chủ đề “Xuân quê hương, ấm lòng nhân ái”
“Người ở thì thương, người đi thì nhớ” - Nhắc đến Sài Gòn chúng ta không thể bỏ qua Đường hoa Nguyễn Huệ - Biểu tượng văn hóa đặc sắc mỗi độ Xuân về. Hãy đến thăm Đường hoa Nguyễn Huệ vào dịp Tết, bạn mới cảm nhận được hết những giá trị văn hóa, truyền thống và tinh thần nơi đây.
Bên cạnh đó, Sài Gòn còn nổi tiếng với khu du lịch Hồ cá Koi Rin Rin Park. Nếu có thời gian đến thăm Sài Gòn, kính mời quý khách đến đây và khám phá nhé.